Nụ cười đầu tiên của trẻ luôn là một món quà vô cùng quý giá đối với cha mẹ. Theo dân gian thường quan niệm rằng nếu trẻ biết cười từ sớm, chứng tỏ rằng bé sau này rất lanh lợi, thông minh và thường mang lại điềm may cho gia đình.
Thế nên, tất cả bố mẹ đều mong ngóng thấy được nụ cười của con một cách sớm nhất. Tuy nhiên, có thật là bé biết cười do tính cách hay chịu ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài.
Hôm nay, mẹ hãy cùng SiHu Baby Shop “vén màn bí mật” nụ cười của bé nhé!
Khi nào thì bé biết cười:
Thực tế, rất nhiều trẻ sơ sinh đều biết cười từ vài tuần tuổi.
Lúc này, cả nhà như vỡ òa trong hạnh phúc vì cho rằng nhóc tì thật kháu khỉnh & phát triển sớm hơn so với những bé khác.
Tuy nhiên, rất tiếc khi phải “cắt ngang niềm vui” của mẹ bởi đây chỉ là nụ cười phản xạ.
Lúc này, bé chưa điều khiển được các hành động nên đôi khi nụ cười sẽ diễn ra trong vô thức khi bé đói, mệt hoặc buồn ngủ.
Nụ cười thật sự của bé sẽ xuất hiện từ 6 – 12 tuần tuổi.
Lúc này, não bộ và hệ thần kinh của bé đã trưởng thành nên có thể lắng nghe, học tập và dùng nụ cười như một cách tương tác với mọi người xung quanh.
Đặc biệt, hành động cười của bé phần lớn “bắt chước” theo người lớn.
Thế nên, ngay từ lúc con yêu chào đời, mẹ hãy cố gắng dành cho “cục cưng” nụ cười ngọt ngào nhất để bé sớm học theo và “trả lễ” cho mẹ bằng một nụ cười thật đáng yêu nhé.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp bé có thể ít cười hoặc cười chậm dù được chăm sóc chu đáo.
Lúc này, mẹ không cần quá lo lắng bởi mỗi bé đều có cột mốc phát triển khác nhau, việc cười nhanh hay chậm hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc sau này bé có thông minh hay không.
5 mẹo giúp mẹ vui vẻ, tác động tích cực đến con yêu:
Như vậy, mẹ đã biết trạng thái vui vẻ và nụ cười của mình có tác động rất lớn đến con yêu rồi phải không nào.
Thế nên, mẹ hãy luôn duy trì sự lạc quan để giúp con phát triển tâm lý một cách tốt nhất nhé.
Dưới đây là 5 mẹo được các chuyên gia tâm lý khuyến cáo để mẹ vượt qua căng thẳng sau sinh:
1) Đẩy nôi cùng bé đi dạo
Đi bộ không chỉ là bài tập giúp mẹ giảm cân sau sinh mà còn là biện pháp hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng.
Theo các chuyên gia, việc đi bộ không chỉ giúp đốt cháy calo, cải thiện nhịp tim, điều hòa hơi thở mà còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone Endorphin để mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Thế nên, mẹ nên duy trì việc đi bộ khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện cân nặng, sức khỏe đồng thời giúp tâm trạng thoải mái hơn nhé.
Khi bé đã đủ cứng cáp thì mẹ có thể đẩy nôi cùng con đi dạo để vừa tránh bị nhàm chán, vừa giúp bé có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài.
2) Bổ sung Vitamin D:
Vitamin D không đơn thuần là “cầu nối” giúp cơ thể hấp thu Canxi để xương chắc khỏe mà đây còn là “liều thuốc” giúp ngăn trầm cảm mà mẹ không thể ngờ đến.
Cụ thể, khi được bổ sung Vitamin D đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ duy trì việc sản sinh hormone Serotonin & Oxytocin để điều hòa cảm xúc, hạn chế cáu gắt, bực dọc.
Thế nên, không chỉ trẻ nhỏ cần bổ sung Vitamin D mà chính mẹ cũng rất cần nhé.
Ngoài việc tắm nắng mỗi ngày vào khoảng 7 – 9 giờ sáng, mẹ còn có thể bổ sung Vitamin D từ các loại thực phẩm như cá, trứng cá, ngũ cốc, sò, các chế phẩm từ sữa và đậu nành…
Ngoài ra, mẹ còn có thể sử dụng viên uống bổ sung Vitamin D nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.
3) Ngủ trước 11h đêm:
Khi có con, việc ngủ đúng giờ và say giấc suốt đêm không phải là điều dễ dàng mẹ nhỉ? Tuy nhiên, mẹ hãy chia sẻ công việc chăm bé cùng chồng hoặc bảo mẫu để có thể ngủ vào lúc 23 giờ đêm nhé bởi điều này có ý nghĩa rất lớn đến trạng thái tinh thần đấy.
Các nghiên cứu đã cho thấy việc ngủ muộn có thể khiến mẹ tăng nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần do não bộ giảm sản sinh hormone “hạnh phúc” Serotonin.
Để có thể ngon giấc vào 11 giờ đêm mỗi ngày, mẹ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, đồng thời tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ để không lức chế hormone Melatonin gây buồn ngủ nhé.
Ngoài ra, mẹ nên hút sữa trước khi đi ngủ để tránh cảm giác căng tức ngực và có thể nhờ người khác cho bé bú hộ vào cữ đêm để không bị gián đoạn giấc ngủ, góp phần cải thiện tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau.
4) Ngân nga bài hát yêu thích:
Âm nhạc luôn là món quà tuyệt vời của cảm xúc và điều này càng đặc biệt có ích đối với các mẹ bỉm đang phải vật lộn với suy nghĩ tiêu cực sau sinh.
Việc nghe nhạc và ngân nga theo những giai điệu yêu thích sẽ giúp mẹ “đánh lạc hướng” căng thẳng.
Đồng thời, đây cũng là cách để mẹ trút hết bực dọc ra ngoài trong trường hợp không có người thân bên cạnh để lắng nghe mẹ nói.
Thậm chí, việc nghe nhạc không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn có tác động tích cực để sự phát triển não bộ của bé con.
Đặc biệt, việc nghe nhạc không hề làm tốn thêm thời gian bởi mẹ có thể “enjoy” ngay cả khi đang nấu ăn, cho con bú hoặc dọn dẹp nhà cửa.
Việc ngân nga theo giai điệu bắt tay đôi khi còn giúp mẹ cảm thấy đỡ vất vả hơn khi làm việc đấy.
5) Sử dụng thiết bị công nghệ:
Hơn phân nửa tình trạng trầm cảm sau sinh đều bắt nguồn từ áp lực chăm con.
Tuy nhiên, sự phát triển của máy móc hiện đại có thể giúp mẹ giảm bớt gánh nặng này để dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.
Vậy tại sao không tận dụng để việc chăm sóc bé trở nên nhàn hơn mẹ nhỉ?
Ở khoản cho bé ăn, mẹ có thể “nhờ cậy” đến máy hút sữa, máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa… giúp tiết kiệm một nửa thời gian mà còn có thể để người khác làm thay khi mẹ vắng nhà.
Ở khoản ru ngủ, mẹ có thể “phó thác” cho nôi tự động, máy tạo tiếng ồn trắng, bảo mẫu công nghệ… để con yêu ngon giấc mà mẹ cũng không cần túc trực bên cạnh.
Tận dụng được những điều này, hẳn mẹ sẽ không còn “đầu bù tóc rối” mà sẽ có thời gian đọc sách, nghe nhạc, tập yoga… để duy trì năng lượng tích cực mỗi ngày.
Nguồn Lixibox
The post Bé Vui Vẻ Do Mẹ Cười Nhiều appeared first on SiHu Baby - Shop Hàng Tiêu Dùng Trẻ Em.
Cre: Bé Vui Vẻ Do Mẹ Cười Nhiều
0 comments:
Post a Comment